QUY CHẾ Phối hợp công tác giữa Nhà trường và Công đoàn Năm học 2016 - 2017


PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG TRIỀU

TRƯỜNG MN ĐỨC CHÍNH

 
   

Số: 60/QC-MNĐC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
   

           Đức Chính, ngày 04 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

V/v ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa Nhà trường và Công đoàn

Năm học 2016 - 2017

 
   

 

 

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON ĐỨC CHÍNH

 

Căn cứ Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị TW Đảng về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở;

 Căn cứ Quyết định số 04/2000 BGD - ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong trường học;

 Căn cứ Luật Công đoàn và Nghị định 133/HĐBT ngày 20/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về thực hiện Luật Công đoàn;

 Căn cứ Thông tư 12/TT-LT của Bộ GD-ĐT và CĐGD Việt Nam quy định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa các cấp chính quyền và công đoàn trong ngành Giáo dục - Đào tạo;

          Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 và tình hình thực tế của trường mầm non Đức Chính,

QUYẾT ĐỊNH:

            Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế phối hợp công tác giữa Nhà trường và Công đoàn năm học 2016 - 2017.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

            Điều 3. Cán bộ, viên chức, người lao động đang làm việc tại trường và cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

  Nơi nhận:                                                   

- Phòng GD&ĐT (b/c);

- Như Điều 3 (t/h);

-Lưu:VT.
 

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Dương Thị Bích Nhàn

 

QUY CHẾ

Phối hợp công tác giữa Nhà trường và Công đoàn

Năm học 2016 - 2017

(Ban hành kèm theo Quyết định số 60/QĐ-MNĐC ngày 04/10/2016 của

Hiệu trưởng trường Mầm non Đức Chính)

 

Chương I

NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1: BGH Nhà trường và BCH Công đoàn cơ sở có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, tổ chức phong trào, vận động quần chúng, cán bộ, viên chức và người lao động trong nhà trường thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, các chính sách, pháp luật của nhà nước. Thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của ngành và của nhà trường đề ra. 

Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn cơ sở tham gia quản lý trường học, quản lý chuyên môn, tham gia kiểm tra giám sát hoạt động của nhà trường, giải quyết kịp thời các kiến nghị hợp pháp của đội ngũ cán bộ công chức trong nhà trường. Tập hợp các ý kiến của đoàn viên Công đoàn tham gia với chính quyền nhà trường.

Nhà trường và Công đoàn cơ sở phối hợp chặt chẽ trong việc chỉ đạo hoạt động chuyên môn, tổ chức hoạt động của các Công đoàn bộ phận, tổ chức bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ, văn hoá khoa học kỹ thuật và chăm lo đời sống vật chất , tinh thần cho đoàn viên công đoàn. Phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hoá, chăm lo sức khoẻ và các điều kiện làm việc, nghỉ ngơi của đoàn viên, hướng dẫn thực hiện kế hoạch hoá gia đình.

 

Chương II

THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG CƠ QUAN TRƯỜNG HỌC

Điều 2: Công đoàn đóng góp ý kiến cho các chương trình kế hoạch công tác tháng, quý, năm của nhà trường. Phối hợp cùng nhà trường thực hiện tốt cuộc vận động "Hai không" với 4 nội dung; cuộc vận động " Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm"; cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"...

Điều 3:  Khi những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động bị xâm phạm, công đoàn có quyền tổ chức cho tập thể lao động đối thoại với thủ trưởng đơn vị để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của CBGV(nếu cần thiết). Việc tổ chức đối thoại không để ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị.

Điều 4:  Phối hợp cùng thủ trưởng đơn vị chuẩn bị nội dung tổ chức Hội nghị cán bộ công chức và chỉ đạo kiểm tra, theo dõi việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị theo chức năng.

- Công đoàn tham gia với chính quyền chỉ đạo quá trình thực hiện dân chủ, công khai trong việc đề bạt, tuyển chọn quy hoạch cán bộ, bố trí công tác. Chọn, đề cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm tổ trưởng chuyên môn và việc chuẩn bị nhân sự cho các tổ chức đoàn thể theo khả năng, năng lực của CB đoàn viên.

Điều 5:  Công đoàn có trách nhiệm tập hợp dư luận, phản ánh tâm tư nguyện vọng của CB-GV-NV trong nhà trường, bàn bạc với thủ trưởng đơn vị để bố trí công tác cho phù hợp. Khi cần thiết, Công đoàn tổ chức đối thoại giữa tập thể lao động với thủ trưởng đơn vị.

 

             Chương III

             TỔ CHỨC QUẢN LÝ PHONG TRÀO THI ĐUA

Điều 6: Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn nhà trường có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua của ngành, nhà trường phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ, đặc điểm và đối tượng vận động để có hiệu quả thiết thực. Sau khi bàn bạc, thống nhất với Chủ tịch Công đoàn, Hiệu trưởng nhà trường quyết định mục tiêu, nội dung, chế độ khen thưởng sau đó phối hợp với Công đoàn sơ kết, tổng kết, đánh giá phong trào thi đua, quyết định khen thưởng những cá nhân đạt thành tích xuất sắc, phù hợp với điều kiện, khả năng của nhà trường.

Điều 7: Công đoàn cùng với nhà trường tổ chức tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh và các tầng lớp xã hội để họ hiểu được mục đích, yêu cầu của các cuộc vận động nhằm nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, thống nhất ý chí và hành động, quyết tâm thực hiện thắng lợi các cuộc vận động. Tạo sự đồng thuận trong đội ngũ CBGV, học sinh trong nhà trường cũng như cộng đồng dân cư và trong xã hội.

      Điều 8:  BCH Công đoàn có trách nhiệm đề ra các biện pháp chỉ đạo, động viên giáo dục quần chúng hăng hái thi đua thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, tổ chức các hội nghị chuyên đề để trao đổi kinh nghiệm chỉ đạo phong trào, phát hiện và nhân rộng điển hình tiên tiến, vận động CBGV nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học, SKKN đã đúc kết vào giảng dạy và các mặt công tác, họp mặt biểu dương, cổ vũ kịp thời các cá nhân điển hình tiên tiến nhất của phong trào.

Điều 9: Công đoàn  phối hợp cùng với nhà trường tập trung xây dựng nề nếp, kỷ cương trong dạy và học, thực hiện các giải pháp đồng bộ, kiên quyết ngăn chặn, xử lý các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục, đẩy mạnh thực hiện nghị định số 49/2005/NĐCP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong sự nghiệp giáo dục, ngăn chặn xử lí nghiêm các vi phạm pháp luật trong giáo dục.

Công đoàn phối hợp với chuyên môn và các tổ chức trong trường tuyên truyền, phổ biến và quán triệt về: Chỉ thị 06/CT- TW của Bộ Chính trị về việc thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; Chỉ thị 33/2006/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Chống tiêu cực trong thi cử và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục"; Cuộc vận động "Hai không" với 4 nội dung của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; cuộc vận động "Mỗi thầy cô  giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo" do Công đoàn ngành phát động.

Điều 10: Chuyên môn và Công đoàn phối hợp đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, đánh giá, đổi mới công tác giảng dạy, đánh giá HS, đánh giá GV. Ứng dụng các thành tựu về công nghệ thông tin để tổ chức kiểm tra, đánh giá thi cử chặt chẽ, khách quan, khoa học. Tăng cường công tác kiểm tra xử lý nghiêm kịp thời theo quy chế đối với mọi hành vi, biểu hiện tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong thi đua khen thưởng.

 

Chương IV

KIỂM TRA, GIÁM SÁT, BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG, HỢP PHÁP, CHĂM LO ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG.

Điều 11: Lãnh đạo nhà trường và BCH Công đoàn nhà trường có trách nhiệm phổ biến đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách của Nhà nước, của Ngành đến CBGV và người lao động để quần chúng theo dõi, giám sát và thực hiện.

Điều 12: Chủ tịch Công đoàn nhà trường được tham gia các Hội đồng: Hội đồng nâng bậc lương, Hội đồng kỷ luật, Thi đua khen thưởng; tham gia các ban với tư cách là đại diện cho CBGV và người lao động để thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà trường và địa phương.

Khi bàn về những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của nữ cán bộ giáo viên thì mời đại diện Ban nữ công cùng tham gia.

Điều 13: BCH Công đoàn có quyền tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp với các cấp giáo dục tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hợp đồng lao động, cho thôi việc, tiền lương, tiền thưởng, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, sử dụng quỹ phúc lợi và các chế độ chính sách khác có liên quan đến nghĩa vụ, quyền, lợi ích của mọi đoàn viên lao động trong nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu của việc kiểm tra và xem xét giải quyết những kiến nghị của đại diện Công đoàn.

BCH Công đoàn nhà trường chỉ đạo hoạt động của Ban thanh tra nhân dân trong nhà trường lên kế hoạch thanh tra hàng năm theo đúng quy định của Nhà nước cũng như giải quyết khiếu tố khiếu nại...(nếu có).

Điều 14: Công đoàn phối hợp với chính quyền, tham mưu với chính quyền địa phương có chế độ chính sách địa phương cho cán bộ quản lý giỏi, giáo viên giỏi.

Điều 15: BCH Công đoàn bàn bạc với Hiệu trưởng nhà trường tổ chức lập  kế hoạch xây dựng và sử dụng quỹ tự có của đơn vị mình. Công đoàn được quản lý và sử dụng quỹ phúc lợi tập thể, quỹ công đoàn có sự tham gia ý kiến của Hiệu trưởng nhà trường và được thông qua Hội nghị CNVC.

 

Chương V

XÂY DỰNG BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA NHÀ TRƯỜNG

VÀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN

Điều 16: Hiệu trưởng có trách nhiệm phối hợp với BCH Công đoàn xây dựng quy hoạch nguồn cán bộ Công đoàn cơ sở cùng với việc xây dựng quy hoạch cán bộ quản lý nhà trường và các tổ trưởng chuyên môn.

Công đoàn tham gia cùng chính quyền xây dựng kế hoạch để cán bộ đoàn viên Công đoàn được tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng cán bộ quản lí.

 

Chương VI

ĐẢM BẢO ĐIỀU KIỆN PHƯƠNG TIỆN CẦN THIẾT

CHO HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN

Điều 17: Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm tạo điều kiện về các phương tiện làm việc cho tổ chức Công đoàn (Theo điều 14 Luật Công đoàn và điều 17 Nghị định 133/HĐBT.

Điều 18: Cán bộ Công đoàn được Công đoàn cấp trên triệu tập đi họp, dự hội nghị,...được nhà trường tạo điều kiện thanh toán công tác phí theo chế độ công tác hiện hành. Chủ tịch Công đoàn không chuyên trách được dành một thời gian nhất định để làm công tác Công đoàn theo quy định của nhà nước (tương đương 06 giờ/tuần).

Điều 19: Khi thuyên chuyển đơn vị công tác đối với cán bộ chủ chốt Công đoàn, (chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên) Hiệu trưởng nhà trường cần trao đổi thống nhất với BCH Công đoàn nếu là chủ tịch Công đoàn thì phải được Công đoàn cấp trên trực tiếp nhất trí.

 

Chương VII

PHƯƠNG THỨC LÀM VIỆC

      Điều 20: Các cuộc họp giao ban định kỳ, và các hội nghị sơ kết, tổng kết, phổ biến những công tác lớn của ngành, của nhà trường, đại diện công đoàn được mời tham dự để đóng góp ý kiến, cùng tham gia quán triệt những công tác của ngành và hoạt động Công đoàn.

Hiệu trưởng nhà trường được mời tham dự hội nghị định kỳ của Ban chấp hành Công đoàn để thông báo những chủ trương công tác lớn của ngành, của CĐ nhà trường và đóng góp ý kiến cho hoạt động Công đoàn.

Điều 21: Các văn bản liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích trực tiếp đến cán bộ công nhân viên chức lao động trước khi thực hiện ở nhà trường, chính quyền cần cung cấp thông tin và tạo các điều kiện để BCH Công đoàn biết, cùng nhau phối hợp thực hiện, đảm bảo giải quyết các vấn đề được dân chủ, công khai, công bằng và chính xác.

Điều 22: Hội nghị liên tịch giữa lãnh đạo nhà trường và BCH Công đoàn được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần trước khi tổng kết năm học để đánh giá việc thực hiện quy chế phối hợp.

 

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23: Hiệu trưởng cùng BCH Công đoàn có trách nhiệm tổ chức cho tập thể CBGV, Đoàn viên công đoàn thực hiện nghiêm túc quy chế này.

      Ban chấp hành Công đoàn cùng với các tổ trưởng có trách nhiệm thường xuyên giám sát, đôn đốc chính quyền thực hiện đúng những điều khoản đã quy định trong quy chế. Công đoàn có quyền kiến nghị xử lý những tập thể, cá nhân cố ý làm trái hoặc không thực hiện đúng quyền và trách nhiệm của Công đoàn đã được Luật công đoàn và Nghị định 133/HĐBT (Nay là Chính phủ) ban hành.

Điều 24: Căn cứ vào kế hoạch của cấp trên, Ban giám hiệu và Ban chấp hành Công đoàn nhà trường đã bàn bạc cụ thể để xây dựng quy chế về mối quan hệ phối hợp chỉ đạo công tác sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường trong năm học.

Điều 25: Trong quá trình thực hiện Quy chế nếu có gì vướng mắc, không phù hợp hoặc có những yêu cầu mới do mỗi bên đặt ra sẽ được hai bên bàn bạc, nghiên cứu sửa đổi và hướng dẫn thi hành./.

 

       TM. BGH NHÀ TRƯỜNG                                                                                       TM. BCH CÔNG ĐOÀN

         HIỆU TRƯỞNG                                                                              CHỦ TỊCH

 

 

           

     Dương Thị Bích Nhàn                                                                                                    Lê Thị Diệu Hồng                              


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu